Đến bánh Pía Sóc Trăng cũng đang bị làm nhái, làm giả
Cập nhật: 17-01-2019 02:57:00 | Tin tức sự kiện | Lượt xem: 5352
“Hiện nay, rất nhiều tỉnh thành trong Nam, ngoài Bắc, từ Hà Nội, Tiền Giang, Châu Đốc… nhiều người sản xuất bánh pía ghi trên bao bì là đặc sản Sóc Trăng”. Ông Thái Tuấn, tổng giám đốc Công ty TNHH chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên cho biết như thế tại cuộc đối thoại về: Những khó khăn trong đăng ký, xử lý, giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng gian, hàng giả, mã số mã vạch, chất lượng hàng hóa.
“Treo” bán bánh Sóc Trăng nhưng bán bánh của Hà Nội
Ông Thái Tuấn cho hay, trong khi bánh pía của Sóc Trăng có giá 35.000 đồng thì bánh của các tỉnh khác bán 25.000 đồng. Thậm chí những doanh nghiệp này ngoài bán ở các địa phương khác, họ còn bán ngược lại Sóc Trăng. Họ lừa người tiêu dùng, bởi khi mua về thì những sản phẩm này có chất lượng rất kém.
Năm 2016, chúng tôi phát hiện bánh giả của mình ở Hà Nội chuyển qua Trung Quốc, nhưng khi người làm giả bị bắt, chỉ bị phạt hành chính, chế tài này quá nhẹ, có chế tài răn đe như nào cho mạnh hơn không? ông Thái Tuấn phân trần với lãnh đạo các cơ quan liên quan.
Đồng tình với ông Thái Tuấn, bà Mã Thị Thanh, Phó CT hiệp hội DN tỉnh Sóc Trăng cho biết: Những đơn vị làm giả làm ruột bánh bằng khoai lang hay gì đó khác, nó khiến NTD ăn và đánh giá sản phẩm chúng tôi không tốt, gây ảnh hưởng đến bao người lao động Sóc Trăng làm ăn chân chính.
Ngoài ra, ông Thái Tuấn cũng cho biết, tại siêu thị trên quầy kệ của ông trưng bày, có cả bánh pía Tân Huy Viên là đặc sản Sóc Trăng (nhưng tên của những doanh nghiệp khác).
“Như thế là đánh lừa NTD, vậy tôi phải làm sao để giành lại điều này? ông Thái Tuấn nói
Bánh Pía mang thương hiệu Tân Huê Viên
Cần đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bánh pía
Trả lời điều này, theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại, Cục SHTT: Nếu sản phẩm này triển khai rộng rãi trên nhiều địa phương thì có thể yêu cầu Cục quản lý thị trường TW hướng dẫn cho các địa phương, vì nếu như ở Hà Nội mà ghi là đặc sản Sóc Trăng thì gây nhầm lẫn.
Nói thêm về câu chuyện bánh pía này, ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng phụ trách Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TPHCM kể, ông có làm việc với Sở KHCN Sóc Trăng, trường hợp sử dụng tên là “đặc sản Sóc Trăng” liên quan đến vấn đề khác, chứ không là hàng giả.
“Còn ở đây, nếu một doanh nghiệp ở Hà Nội sản xuất pía ghi nguồn gốc xuất xứ ở Sóc Trăng thì vi phạm về ghi nhãn hàng hóa theo nghị định 89 trước đây và bây giờ là NĐ 43/2017 về ghi nhãn hàng hóa”.
Vậy vi phạm này theo điều 21 nghị định 185 sửa đổi thành 124 thì quy định là xử phạt vi phạm hành chính về ghi sai địa chỉ dẫn xuất xứ nguồn gốc. Nên nó không thuộc vấn đề hàng giả.
Ông Khuê cho biết thêm, nếu như thực sự tỉnh Sóc Trăng nghĩ đây là nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp, thì nên cùng doanh nghiệp xúc tiến ngay việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bánh pía, lúc đó thì vấn đề mới giải quyết tốt hơn được.
Trong khi đó, theo TS. Hoàng Văn Trực, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham những (C46) - Bộ Công an cho hay, về doanh nghiệp ở Hà Nội làm giả hàng bánh pía Sóc Trăng mang nhãn hiệu Tân Huê Viên chúng tôi đã xử lý năm 2016, tuy nhiên chúng tôi không xử lý hình sự được mà chỉ là phạt hành chính doanh nghiệp này và yêu cầu họ hủy toàn bộ những sản phẩm đã làm giả của Tân Huê Viên.
Và với trường hợp trong siêu thị, nhà sản xuất phát hiện sản phẩm giả thương hiệu của mình ngay trên quầy kệ trưng bày của mình thì khi doanh nghiệp ký hợp đồng với siêu thị phải có ghi không để lẫn các sản phẩm khác vào sản phẩm của Tân Huê Viên, như thế mới không gây nhầm lẫn cho NTD.
Ở khía cạnh những người đứng gia cùng doanh nghiệp đi kiện, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết thêm, như kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc dù đã đăng ký chỉ dẫn địa lý vẫn bị nhái, giả tràn lan.
“Nên theo tôi, chúng ta cần tăng hình phạt cho tội danh làm nhái, làm giả nặng hơn mới răn đe những người đó mới được”.
Nguồn: bsa